Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Eczema hậu môn và những điều cần biết

Bệnh eczema hậu môn (chàm hậu môn) là một bệnh lý hậu môn - trực tràng phổ biến. Bệnh không những gây phiền toái bởi các cơn ngứa liên tục ập đến mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ và xấu hổ. Vì vậy, trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về căn bệnh này là điều cần thiết. Bài viết này sẽ gửi đến bạn những thông tin này từ tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đa khoa HCMQ6.

1. Bệnh eczema hậu môn là gì?

Bệnh eczema hậu môn hay còn gọi là bệnh chàm hậu môn là bệnh viêm da xuất hiện ở vùng xung quanh hậu môn. Bệnh thường xuất hiện do do chất lỏng từ hậu môn bị rò hoặc do tiếp xúc dị ứng với chất tẩy rửa.

Viêm da vùng quanh hậu môn

2. Nguyên nhân gây ra bệnh eczema hậu môn

- Dị ứng: Bệnh eczema hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra và thường gặp nhất ở những người có cơ địa quá mẫn cảm, thường xuyên bị dị ứng với hóa chất, thực phẩm, thời tiết…

- Rối loạn nội tiết tố, các yếu tố thần kinh thường gặp như mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ…

- Các bệnh lý về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ký sinh trùng đường ruột, các bệnh lý về hậu môn trực tràng như rò hậu môn, trĩ nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… cũng có thể là một trong những yếu tố gây nên bệnh eczema quanh hậu môn.

3. Tác hại của bệnh Eczema hậu môn

- Gây phiền toái cho cuộc sống: Eczema hậu môn gây ra triệu chứng ngứa hậu môn khiến cho người bệnh luôn phải gãi liên tục, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, công việc.

Ngứa hậu môn gây phiền toái cho cuộc sống

- Đau, nhức vùng da quanh hậu môn, do vùng này luôn bị ẩm ướt bởi người bệnh hay gãi mụn nước và mủ gây viêm loét, điều này khiến bệnh ngày một nặng thêm.

- Sưng phồng, viêm nhiễm hậu môn, do vùng da hay ẩm ướt nên xuất hiện hiện tượng vùng da dày lên tự nhiên hoặc mỏng đi nên rất dễ bị sưng phồng gây đau rát, dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng hậu môn.

- Gây nhiều bệnh lý hậu môn - trực tràng: Nếu bệnh không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây biến chứng sang những bệnh khác về hậu môn-trực tràng.

- Ở phụ nữ, bệnh dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.

Eczema hậu môn có thể hỗ trợ điều trị khỏi hẳn hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, đặc biệt khi bệnh chuyển sang mãn tính thì mức độ càng nguy hiểm hơn.

http://dakhoaaua.vn/bi-dau-hau-mon-khi-quan-he-nguyen-nhan-la-tai-dau-2224.html

4. Triệu chứng của bệnh eczema hậu môn

Để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và các nguy hiểm có thể xảy ra ở giai đoạn mãn tính cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh Eczema hậu môn. Theo đó, bệnh ở giai đoạn cấp tính và mãn tính sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

- Eczema cấp tính: Thời gian đầu bệnh thường có biểu hiện nổi ban đỏ tại vùng da hậu môn, xuất hiện mụn nước, tấy đỏ, ngứa, sưng, phân bố đều ở vùng quanh hậu môn, ranh giới không rõ ràng. Dần dần, vùng tổn thương có thể lan rộng ra những vùng xung quanh hậu môn. Vùng da bị tổn thương này có thể xuất hiện những mụn có túi mủ sau khi nhiễm trùng, viêm hạch bạch huyết gây sưng vùng bẹn và đau. Sau khi bị trầy xước, mụn mủ hoặc mụn nước vỡ, dịch tiết thường có mùi hôi. Khi dịch tiết khô tạo thành lớp vảy khô, cứng.

- Triệu chứng ở giai đoạn mãn tính: Giai đoạn này bệnh có triệu chứng đặc trưng bởi sự phù nề, da khô, dày, màu nâu đỏ hoặc xám, suy yếu hoặc mất độ đàn hồi ở da khu vực tổn thương. Vùng da có hiện tượng nứt nẻ, ngứa và dày lên theo thời gian.

5. Chữa trị eczema hậu môn như thế nào?

Eczema hậu môn hình thành cũng một phần do cơ địa nên khó hỗ trợ điều trị khỏi hẳn, nhất là khi bệnh đã chuyển sang mãn tính. Muốn hỗ trợ chữa bệnh khỏi hẳn eczema hậu môn, cách tốt nhất là tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt.

Eczema cũng như các bệnh lý khác, trước khi tiến hành hỗ trợ điều trị cần kiểm tra lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Thông thường, nếu ở giai đoạn cấp tính, nếu không có gì trở ngại, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội khoa. Khi có tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng sẽ sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra.

Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ phải dùng phác đồ đặc trị để triệt tiêu nguồn bệnh, ngăn chặn nảy sinh các mụn nước, mủ mới.

Eczema khi điều trị sẽ kết hợp với vật lý trị liệu, vệ sinh vùng bệnh, nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả nhanh chóng hơn.

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì thời gian hỗ trợ chữa sẽ kéo dài và khó khỏi hẳn được. Khi mắc bệnh bạn không nên chà xát, gãi cọ vào vùng tổn thương vì sẽ làm cho vùng da này dễ bị nhiễm trùng, cần vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh, rửa nhẹ bằng nước muối loãng và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tư vấn trực tiếp với chúng tôi về bệnh của bạn tại đây

Liên hệ chuyên khoa trĩ của phòng khám đa khoa HCMQ6 để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám tốt nhất.

- Số điện thoại tư vấn : 08 38 779966

- Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông - P 12 - Quận 6 - Tp.HCM ( cách vòng xoay Phú Lâm tầm 100m)

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét